Người giảng nghĩa: Thử nghiệm tại bịnh xá là gì và tại sao quý vị phải ghi danh để có nó?

Những phòng mạch thử nghiệm (còn được gọi là “những phòng mạch nghiên cứu” hoặc “nghiên cứu can thiệp”) là những nghiên cứu khoa học mà người ta tự nguyện để nhận được những loại điều trị y khoa mới nhằm giúp những nhà nghiên cứu đánh giá độ an toàn và hiệu quả của những phương pháp điều trị này trên con người.


Những phương pháp điều trị được thử nghiệm có thể bao gồm những loại thuốc mới hoặc sự kết hợp của những loại thuốc, chủng ngừa mới, những dụng cụ y tế mới, những cách giải phẫu mới, những thủ tục chụp quang tuyến mới, hoặc xử dụng những phương pháp điều trị đang hiện có.

Họ cũng có thể nghiên cứu về cách ăn uống hoặc những thay đổi cách đối xử, hoặc những cách để thay đổi phẩm chất trong cuộc sống cho những người đang gặp phải những triệu chứng của bịnh nam y.


Người ở nhiều lứa tuổi và những nguồn gốc, dù là khỏe mạnh hay có bịnh, đều có thể góp phần vào những phòng thử nghiệm này.

Tại sao tôi nên gia nhập vào phòng thử nghiệm này?

Những phòng thử nghiệm này thì an toàn, cần thiết, và cũng là cốt lõi của tất cả sự tiến bộ về ngành y khoa.


Nhiều phương pháp điều trị hiệu quả được xử dụng ngày nay, như hóa trị, thuốc giảm mỡ trong máu, thuốc chủng ngừa, và trị liệu nhận thức hành động, sẽ không tồn tại nếu không có sự tình nguyện của những người tham dự.

Tuy nhiên, có một sự cách biệt lớn trong việc ai là người tình nguyện ghi tên.

Những phòng thử nghiệm trong lịch sử đã dựa vào người tham dự cuộc nghiên cứu là nam giới da trắng, tạo ra những khoảng trống trong sự hiểu biết của chúng ta về những phương pháp điều trị hiệu quả cho những dân số khác nhau.

Những dân tộc thiểu số, chẳng hạn như những người Á Châu, vẫn tiếp tục bị thiếu đại diện trong những phòng thử nghiệm.

Một cuộc nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy rằng chỉ có  khoảng 5% người dân Mỹ lớn tuổi từng tham dự vào một phòng thử nghiệm, và những dân tộc thiểu số đó, người trẻ tuổi, và những người có trình độ học vấn thấp thì ít có khi chịu tình nguyện hơn.

Vì mỗi người có thể trải qua cùng một căn bịnh một cách khác nhau nên những cuộc thử nghiệm trong bịnh xá cần tuyển những người tình nguyện có nhiều kinh nghiệm sống khác nhau, bao gồm chủng tộc và sắc tộc, tuổi tác, giới tính và khuynh hướng về tình dục.

Tình nguyện tham dự vào cuộc thử nghiệm trong bịnh xá có thể giúp bảo đảm cho những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả hơn cho những hội viên trong cộng đồng của mình trong tương lai.

Một số những cuộc thử nghiệm được cung cấp tiền thù lao và một số dùng để trả cho những chi phí đi lại.

Một số người có thể tình nguyện vào những phòng thử nghiệm khi họ đã nhận được những phương pháp điều trị tiêu chuẩn nhưng không thành công hoặc không thể chịu được một số tác dụng phụ của những phương pháp điều trị hiện đang có.

Những phòng thử nghiệm có an toàn hay không?

Có, mặc dù mỗi cuộc thử nghiệm đều có những rủi ro riêng.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu các nhà nghiên cứu cung cấp cho những người tham dự đầy đủ những tin tức và dữ kiện chính xác về cách thức tiến hành thử nghiệm, bao gồm dữ kiện về những sự rủi ro và những lợi ích về sau.

Sau đó, những người tình nguyện ký vào một văn bản đồng ý xác nhận rằng họ đã được cung cấp tin tức này trước khi đồng ý tham dự một cuộc  thử nghiệm.

Họ có thể chọn rời khỏi cuộc thử nghiệm bất cứ lúc nào.

Những phòng thử nghiệm phải trải qua ba giai đoạn thử nghiệm trước khi đủ điều kiện để được FDA chấp thuận.

Những cuộc thử nghiệm này tuân theo các quy định và hướng dẫn theo chương trình Giám sát nghiên cứu sinh vật học (BIMO) của FDA, được thiết lập để bảo vệ cho sự an toàn và có lợi cho những người tham dự vào chương trình để bảo đảm cho họ không bị ảnh hưởng vì bất cứ lý do nào.

FDA giao hầu hết những cuộc thử nghiệm cho một Hội đồng Đánh giá (IRB) gồm những bác sĩ, những nhà nghiên cứu và những hội viên cộng đồng xem xét và phê duyệt nghiên cứu trước khi nó có thể diễn ra.

Một số nghiên cứu cũng được chỉ định Ủy ban giám sát dữ liệu (DMC) gồm một nhóm những nhà khoa học độc lập theo dõi tính an toàn và tính toàn vẹn của cuộc thử nghiệm.

Ai tài trợ cho những phòng thử nghiệm?

Những phòng thử nghiệm có thể được tài trợ bởi những cơ quan chính phủ như Viện Y tế Quốc gia và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Họ cũng có thể được tài trợ bởi những nhà đầu tư tư nhân, những tổ chức từ thiện, những trường đại học, những tổ chức nghiên cứu và những công ty dược phẩm.

Mỗi cuộc thử nghiệm đều được hướng dẫn bởi một người nghiên cứu chính, thường là bác sĩ y khoa và có một nhóm nghiên cứu gồm những bác sĩ, y tá, nhân viên xã hội và những chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.

Nhà tài trợ xác định những địa điểm của những lần thử nghiệm, thường được tiến hành tại những trung tâm y tế, những trường đại học, những phòng mạch, những bệnh viện hoặc những địa điểm nghiên cứu khác.

Tôi có thể tìm và gia nhập vào phòng thử nghiệm này ở đâu?

Quý vị có thể tìm kiếm những phòng thử nghiệm nào mà quý vị có thể có đủ điều kiện trên ClinicalTrials.gov, một cơ quan dữ liệu về các nghiên cứu do tư nhân và công cộng tài trợ được thực hiện trên khắp thế giới.

Tính cho đến tháng 5 năm 2024, cơ quan dữ liệu này liệt kê gần 500,000 phòng thử nghiệm ở những địa điểm trên khắp Hoa Kỳ và 223 quốc gia khác.

67,000 lần nghiên cứu trong số này hiện đang tuyển mộ thêm những người tình nguyện.


Để tìm địa điểm chích ngừa COVID-19 hay chích liều tăng cường gần bạn nhất, xin bấm vào https://www.vaccines.gov/


Để tình nguyện tham gia vào cuộc thử nghiệm lâm sàng, xin bấm vào https://www.researchmatch.org/.

Previous
Previous

Quy định loại bỏ việc đeo khẩu trang có nghĩa là bạn không nên đeo khẩu trang nữa?

Next
Next

Bạn nên mang loại khẩu trang nào?