Vắc xin COVID-19

Thuốc chủng ngừa COVID-19 là gì và nó hoạt động như thế nào?

Một cách để bảo vệ quý vị và cộng đồng của quý vị là tiêm vắc xin khi quý vị đủ điều kiện. Một quan niệm sai lầm về vắc xin COVID-19 là quý vị có thể nhiễm vi rút từ vắc xin COVID-19. Theo nghiên cứu của VietFactCheck, giả định này sai.

mRNA, những mảnh nhỏ chứa đựng thông tin sinh học cần thiết, có sẵn trong tất cả các tế bào sống. mRNA là chất trung gian truyền đạt tín hiệu tế bào giữa DNA và protein, và có chức năng mã hóa những chuỗi protein cụ thể.

Tuy vắc-xin mRNA là một loại vaccine mới, nhưng việc nghiên cứu mRNA vẫn đã tiến hành kể từ năm 1976. Thay vì phát triển một phiên bản vi rút yếu hơn trong tế bào và sau đó đưa chúng vào vaccine, các nhà khoa học phát hiện rằng sẽ nhanh chóng hơn khi làm ra những mRNA có thể chỉ dẫn tế bào sản xuất một loại protein vi rút cụ thể trong cơ thể. Các protein vi rút này, do là vật thể lạ trong người, sẽ kích hoạt cơ thể tạo ra kháng thể.

Cơ bản thì vaccine mRNA giảm bớt các khâu chuyên sâu và chiếm thời gian hơn trong quá trình phát triển vaccine cho các nhà khoa học. Và đó là lý do vaccine có thể được phát triển nhanh hơn.

Việc dùng mRNA cho phép vaccine được hình thành nhanh chóng. Sau khi các nhà khoa học phát hiện ra chuỗi vi-rút gây COVID-19 vào tháng 1 năm 2020, quá trình phát triển các loại -xin mRNA khác nhau được bắt đầu. Các nhà khoa học đã được cung cấp một bản xanh để tạo protein COVID-19. Họ đã chọn một loại protein COVID-19 gọi là protein gai. Sau đó, họ đưa một mRNA có thể tạo ra protein gai vào vaccine. Tuy chỉ có một loại protein, và không có vi rút gây nhiễm nào được tạo ra, hệ thống miễn dịch vẫn làm ra kháng thể đủ mạnh để vô hiệu hoá vi rút lúc nhiễm bệnh thật sự.

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, các vắc-xin trải qua ba giai đoạn phát triển. Qua mỗi đợt thì sẽ có nhiều người được tiêm vaccine để thử nghiệm hơn. Vắc-xin Pfizer đã được thử nghiệm trên 43,661 người; vắc-xin Moderna đã được thử nghiệm trên 30,000 người. Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất được báo cáo là vắc-xin có thể gây ra sự mệt mỏi sau khi tiêm.

Sau khi qua ba giai đoạn, vắc-xin phải trải qua một quy trình phê duyệt gồm nhiều bước từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Ngay cả sau khi phê duyệt vắc xin, FDA vẫn giám sát quá trình đưa vắc-xin vào hoạt động và hoạt động sản xuất.

Cả vaccine Pfizer và Moderna đều được áp dụng và đã được sự cho phép Sử Dụng Khẩn Cấp (EUA). Để nộp đơn xin EUA, các loại vắc-xin cần phải đạt mức hiệu quả ít nhất là 50%. Cả hai loại vaccine mRNA đều vượt mức này. FDA xác định rằng những lợi ích đã biết và tiềm tàng của cả vaccine Pfizer và Moderna nhiều hơn những rủi ro đã biết và tiềm tàng.

Ủy ban cấp phép sử dụng khẩn cấp EUA cho vắx-xin gồm những thành viên là các bác sĩ và nhà khoa học trung lập không mang tính không thiên vị, và những chuyên gia được công nhận trên toàn cầu và có am hiểu về sự phức tạp trong quá trình phát triển vaccine lẫn việc đánh giá tính an toàn và hiệu quả của tất cả các loại vaccine. Để tìm hiểu thêm về việc vắc xin COVID-19 được khuyến khích cho công chúng sử dụng như thế nào, xin hãy bấm vào đây.


Sự sẵn có của vắc xin ở Hoa Kỳ

Tại Mỹ, hiện nay có 3 vắc-xin đã được phê chuẩn để dùng trong trường hợp khẩn cấp. Vắc-xin của Pfizer, Moderna, và Johnson & Johnson đều cần chích hai lần để có hiệu quả toàn vẹn. Trong tương lai gần đây, có thể sẽ có các vắc-xin khác được phê chuẩn.

Hiện nay nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 tại Hoa Kỳ còn hạn chế. Khi nguồn cung cấp vắc xin tăng lên, nhiều nhóm người sẽ được thêm vào danh sách được nhận vắc xin. CDC đang cung cấp lời khuyên tới chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương về việc ai sẽ được tiêm vắc xin trước. Khuyến cáo của CDC dựa vào khuyến cáo của Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP), một nhóm chuyên gia y khoa và y tế cộng đồng độc lập.

hững người có nguy cơ bị COVID-19 cao nhất hoặc đang bị chứng bệnh này trong tình trạng hiểm nghèo sẽ được ưu tiên. Mỗi tiểu bang có danh sách riêng. Thứ tự thông thường là:

  • Những nhân viên y tế và những người sống trong các cơ sở chăm sóc lâu dài như viện dưỡng lão

  • Những nhân viên thiết yếu (essential worker) như lính cứu hỏa, cảnh sát, người làm việc trong các ngành liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp, sản xuất, siêu thị, vận tải công cộng, và lãnh vực giáo dục

  • Những người từ 75 tuổi trở lên và đang sống tại tư gia

  • Những người 16-74 tuổi có vấn đề sức khoẻ làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm COVID-19

  • Những nhân viên thiết yếu khác trong các lãnh vực như vận tải và hậu cần, phục vụ thức ăn, xây cất, tài chính, công nghệ thông tin, truyền thông, năng lượng, luật pháp, phương tiện truyền thông, an ninh công cộng, và sức khỏe cộng đồng

Mỗi tiểu bang có kế hoạch riêng để quyết định tính đủ điều kiện của những nhóm người sẽ được tiêm chủng trước. Bạn có thể liên hệ với sở y tế tiểu bang của bạn để biết thêm thông tin về kế hoạch tiêm chủng COVID-19 của cơ quan này.


Bảo vệ vắc xin

Vắc-xin có mức hữu hiệu 90-95%. Đó có nghĩa là trong 100 người đã chích ngừa, khoảng 5-10 người không có miễn dịch. Quý vị không thể biết được mình có đứng trong số đó hay không. Đồng thời, với sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, chúng ta chưa rõ vắc-xin có hữu hiệu với chúng hay không.

Hiện chúng ta không biết sự miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu sau khi một cá nhân nhận được vắc xin.

Các chuyên gia đang nghiên cứu xem bao nhiều người đã nhận được vắc xin và cách vi rút đang lan tỏa trong cộng đồng. Họ cũng đang tìm hiểu thêm về miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhờ vắc xin.

Điều quan trọng là tiếp tục theo những hướng dẫn của CDC, như đeo khẩu trang và cách xa nhau ít nhất là 6 feet, ngay sau khi đã được tiêm chũng. Vì vậy nên giữ an toàn và tiếp tục đeo khẩu trang, tránh xa người khác ít nhất 6 feet, tránh tụ tập trong nhà với những người bạn không ở chung với bạn, và nên rửa tay thường xuyên.

Chúng ta được khuyên sử dụng mọi công cụ để giúp ngăn chặn đại dịch nầy. Cách tốt nhất để tránh khỏi bị lây nhiễm và gây lan vi rút nầy là hảy cùng nhau chủng ngừa COVID-19 và theo lời hướng dẫn của y tế cộng cộng.


Mối quan tâm với Tiêm chủng COVID-19

Nhiều người tin rằng vắc-xin Pfizer và Moderna COVID-19 không an toàn do quá trình sản xuất vội vàng. Đúng là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (The Food and Drug Administration) đã rút ngắn quá trình phê chuẩn. Tuy vậy, quy trình kiểm nghiệm cho vắc-xin vẫn khắt khe và nghiêm ngặt như cho mọi loại thuốc khác. Những kết quả nghiên cứu về mức hiệu quả và an toàn của vắc-xin đều là thông tin xác thực

Tuy vắc-xin mRNA là một loại vaccine mới, nhưng việc nghiên cứu mRNA vẫn đã tiến hành kể từ năm 1976. Chủng ngừa mRNA COVID-19 không chứa bất kỳ vi-rút sống nào có thể gây nhiễm COVID-19. Đọc thêm tại đây.

Vắc-xin được coi là an toàn cho những người bị các chứng bệnh kinh niên như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, phổi, hoặc gan. Những người bị bệnh kinh niên có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao hơn người không bị. Do đó họ là một trong những nhóm được ưu tiên nhận vắc-xin.

Quý vị vẫn có thể chích vắc-xin cho COVID-19 nếu bị những tác động phụ thông thường như đau nhức, sốt hoặc giá lạnh, nhức mỏi cơ bắp, nhức đầu, hoặc buồn nôn từ vắc-xin cho COVID-19 hoặc các vắc-xin khác.

Quý vị không nên chích vắc-xin nếu từng bị phản ứng dị ứng nặng như bị sốc mẫn cảm (anaphylaxis, mồm và cổ họng bị sưng gây khó thở) khi nhận vắc-xin cho COVID-19 hoặc loại hóa chất polyethylene glycol (PEG) hay polysorbate. Nếu từng dị ứng nặng với các loại vắc-xin khác, quý vị nên tham khảo với bác sĩ của mình để quyết định có nên chích ngừa COVID-19 không.

Còn đối với những nphụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, chưa có nhiều dữ liệu về điều này. Quý vị nên tham khảo với bác sĩ của mình để cân nhắc những lợi điểm và nguy cơ của vắc-xin so với chứng COVID-19.